ộ Y tế khuyến nghị TP. HCM 3 hình thức giãn cách

Covid-19

giãn cách xã hội

Hotline: 0903012681
duocsenvang@gmail.com

Bộ Y tế khuyến nghị TP. HCM 3 hình thức giãn cách, bổ sung nhân lực y tế, tăng cường năng lực xét ng

Báo cáo về tình hình dịch bệnh tại TP. HCM tại cuộc họp trực tuyến với TP. HCM về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ trường Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay, TP. HCM đã nghi nhận 8.385 ca mắc Covid-19 mới.

Trong 7 ngày qua, trung bình số ca ghi nhận khoảng 500-600 ca/ ngày, chủ yếu là các trường hợp tiếp xúc với F0 đã được tuy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa và các trường hợp có triệu chứng đi khám tại cơ cơ sở y tế và xét nghiệm tại cộng đồng. Số ca mắc Covid-19 tại TP. HCM đang có xu hướng gia tăng.

Bộ trường Nguyễn Thanh Long cho biết: Theo báo cáo của Bộ phận thường trực Bộ Y Tế tại TP. HCM, ngày 7/7, trên địa bàn TP. HCM ghi nhận 2 ổ dịch phát sinh mới. Điều rất quan ngại là nhiều ca bệnh, ổ dịch đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, đã xuất hiện lây nhiễm tại 6 ổ dịch trong khu công nghiệp, đồng thời có một số ở dịch trong khu dân cư.

"Thực trạng này cảnh báo lây nhiễm tại TP. HCM còn diễn biến phức tạp, số ca mắc cong gia tăng trong thời gian tới, đồng nghĩa tăng gánh nặng với các cơ sở y tế".

Theo Bộ trường Bộ Y Tế, phòng chống dịch tại TP. HCM không chỉ cho thành phố, mà còn yếu tố quyết định đến sự thành công trong chống dịch của cả nước. Phòng chống dịch tại TP. HCM phải gắn kết chặt chẽ với phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố lân cận.

Khuyến nghị 3 hình thức thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 tại TP. HCM.

Trreen cơ sở Thủ tướng đã đồng ý cho TP. HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Y Tế khuyến nghị 3 hình thức giãn cách cụ thể:

1. Giãn cách theo Chỉ thị 16 và 16 cộng trên địa bàn TP. HCM.

2. Thực hiện phong tỏa 1 số khu vực có nguy cơ cao. Tại đây phải thực hiện chặt chẽ "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

3. Áp thiết chế cách ly tập trung tại vùng lõi để tăng cách ly F1 tại nhà nhằm giảm tải cách ly F1 tại các khu vực cách ly tập trung. Tại đây cần triệt để áp dụng không được ra khỏi nhà. Tất cả các nhu yếu phẩm thiết yếu phải được đưa đến tận nhà cho người dân.

Như vậy, có 3 vòng cách ly: Vòng chung là Chỉ thị 16, vòng thứ 2 là cách ly y tế và vòng thứ 3 là cách ly tập trung.

Tăng cường xét nghiệm Covid-19. kiểm tra sức khỏe

Về vấn đề xét nghiệm, Bộ trường Nguyễn Thanh Long đánh giá: thời gian qua TP. HCM đã triển khai khá tích cực. Tuy nhiên Bộ Y Tế đề nghị TP. HCM đối với vùng lõi, vùng phong tỏa, vùng áp thiết chế cách ly tập trung cứ 3 ngày lấy mẫu xét nghiệm 1 lần để "quét" đưa ra khỏi cộng đồng các ca bệnh dương tính. Có thể sử dụng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR.

Đối với vùng có nguy cơ thì cứ 5-7 ngày lấy mẫu xét nghiệm 1 lần.

Đối với các khu vực khác, tiến hành giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu theo hộ gia đình.

"Có thể áp dụng cả xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm gộp mẫu, tuy nhiên chỉ xét nghiệm 5 mẫu gộp, nếu tổ chức được xét nghiệm với tần xuất như trên thì 15 ngày tới sẽ quét được 5 vùng tại khu vực vùng lõi, vùng có yếu tố nguy cơ và vùng cách ly tập trung và có thể giãm được lây nhiễm.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết ngay trong hôm nay (8/7), Bộ Y Tế sẽ cử GS. TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trường Viện Vệ Dịch Tễ TW, chuyên gia hàng đầu về xét nghiệm vào TP. HCM hướng dẫn thành phố triển khai công tác xét nghiệm.

Bài đăng liên quan