Thuốc kháng sinh không phải là thuốc có thể dùng tùy tiện, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được thông qua sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện sẽ dẫn đến lạm thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bằng kháng sinh sau này. Bạn cũng có thể xem qua danh mục sản phẩm thuốc kháng sinh trên website của công ty Dược phẩm Dược Sen Vàng
Bạn cần hiểu thuốc kháng sinh là gì và cơ chế điều trị của thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh cũng được chia ra nhiều nhóm khác nhau, mỗi phổ trong đó được chỉ định điều trị cho một loại vi khuẩn khác nhau. Một số loại thuốc kháng sinh được sản xuất đề điều trị nhiều loại vi khuẩn thì được gọi là kháng sinh phổ rộng.
Kháng sinh nhóm 1: Beta-lactam: Bao gồm penicilin, cephalosporin, beta-lactam khác, carbapenem, monobactam, các chất ức chế beta-lactamase.
Kháng sinh nhóm 2: Aminoglycosid.
Kháng sinh nhóm 3: Macrolid
Kháng sinh nhóm 4: Lincosamid
Kháng sinh nhóm 5: Phenicol
Kháng sinh nhóm 6: Tetracylin gồm kháng sinh thế hệ 1 và kháng sinh thế hệ 2.
Kháng sinh nhóm 7: Peptid gồm Glycopeptid, polypetid, lipopeptid
Kháng sinh nhóm 8: Quinolon gồm kháng sinh thế hệ 1 và kháng sinh thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 4 fluoroquinolon..
Kháng sinh nhóm 9: Sulfonamid và oxazolidinon, 5-nitroimidazol.
Để nhận biết được thuốc kháng sinh, đòi hỏi bạn cần có kiến thức về ngành dược. Bạn cần hiểu được các thành phần biệt dược trong kháng sinh lúc đó mới hiểu được thuốc kháng sinh đó thuộc nhóm nào và điều trị cho những bệnh nào là phù hợp.
Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam là 1 trong 9 nhóm thuốc kháng sinh lớn. Nhóm beta-lactam bao gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam. Một khi cấu trúc vòng khác liên kết với nhóm thuốc kháng sinh này thì sẽ hình thành các phân nhóm lớn tiếp theo như sau:
Phân nhóm penicilin:
Nhóm thuốc kháng sinh này là dẫ xuất các acid6-aminopencicillanic và nó bao gồm kháng sinh tự nhiên và các chất bán tổng hợp. Dựa vào phổ kháng khuẩn, kháng sinh nhóm penicilin phân loại thành các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp, các penicilin phổ kháng khuẩn rộng.
Phân nhóm cephalosporin:
Nhóm kháng sinh này đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic. Các nhóm cephalosporin được chia thành 4 thế hệ dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh. Xếp theo thứ tự từ thế hệ 1 đến thế hệ 4 hoạt động trên vi khuẩn gram - (âm) tăng dần và vi khuẩn gram + (dương) giảm dần.
Phân nhóm beta-lactam khác:
Gồm nhóm carbapenem có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn gram -. Nhóm kháng inh monobactam có công thức phân tử chứa betalactam đơn vòng và điển hình là chất aztreonam. Tác dụng của nhóm thuốc này chỉ có trên vi khuẩn gram -, nên vi khuẩn gram + và nhóm vi khuẩn kị khí sẽ không có tác dụng. Nhóm kháng sinh các chất ức chế beta-lactamase cũng có cấu trúc beta-lactam, nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra.
Nhóm kháng sinh Aminosid có thể là các kháng sinh bán tổng hợp hoặc sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy chủng vi sinh. Kháng sinh thuộc nhóm này gồm neltimicin, tobramycin, kanamycin, gentamycin và amikacin với tác dụng như sau:
Kanamycin có phổ kháng khuẩn hẹp nhất trong số các thuốc thuộc nhóm này, Kanamycin không có tác dụng trên serratia hoặc P.aeruginosa.
Gentamycin và tobramycin có hoạt tính tương tự nhautreen các trực khuẩn gram -. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là gentamycin mạnh hơn serratia, trong khi tobramycin có tác dụng mạnh hơn trên P.aeruginosa và proteus spp.
Một số tường hợp là neltimicin, amikacin vẫn giữ được hoạt tính trên các chủng kháng gentamycin bởi cấu trúc neltimicin, amikacin không phải là cơ chất của nhiều enzym bất hoạt aminoglycosid.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn đó chính là giảm thính lực và suy thận. Ngoài ra, một số người còn bị nhược cơ, dị ứng da hoặc sốc quá mẫn khi sử dụng nhóm kháng sinh này.